Bản đồ An Giang cho bạn biết những gì?
Muốn tìm hiểu về một địa danh nào, bạn cần phải có bản đồ của nơi đó. Bạn đang cư sống tại tỉnh An Giang và muốn tìm hiểu thông tin về nơi mình sinh sống, hoặc bạn từ vùng khác muốn định cư, đầu tư, công tác vào tỉnh An Giang thì việc nghiên cứu tỉnh này thông qua tấm bản đồ hành chính tỉnh An Giang là việc không thể bỏ qua. Để dễ dàng nắm được các thông tin mà chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc qua bài viết này, bạn cũng có thể tìm mua bản đồ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, để hiểu rõ hơn về phân bố địa lý, cũng như vị trí của tỉnh An Giang như thế nào.
Để tìm hiểu thêm về các loại bản đồ tỉnh thành, bản đồ Việt nam, Thế Giới hãy xem ở đây:
Vị trí địa lý của tỉnh An Giang
Thông tin đầu tiên bạn thường thấy được ở đa số các loại bản đồ An Giang chính là địa phận, địa hình, điều kiện tự nhiên của tỉnh An Giang.
Địa phận của tỉnh
Tỉnh An Giang thuộc phạm vi của đồng bằng sông Cửu Long thuộc một phần dưới cùng trên bản đồ Việt Nam, toàn tỉnh có diện tích 3536 km2. Về ranh giới của tỉnh, phía Đông An Giang giáp tỉnh Đồng Tháp, phía tây và tây bắc là lãnh thổ quốc gia Campuchia.; phía Tây Nam An Giang giáp tỉnh Kiên Giang và ở phía nam thì giáp thành phố Cần Thơ. Chiều dài của tỉnh kéo dài theo hướng Bắc Nam là 86 km. Để xem thêm về các tỉnh giáp ranh của tỉnh An Giang, bạn có thể tìm hiểu thêm các mẫu tại cửa hàng bán bản đồ Trí Ân , với nhiều loại kích thước lớn nhỏ, bạn sẽ dễ dàng xem được chi tiết hơn
Khí hậu của tỉnh
Khí hậu của An Giang tương đồng với đa số các tỉnh miền Tây khác. Về nhiệt độ trung bình hàng năm thì khoảng 28 độ C, khu vực nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa nắng. Mùa nắng kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Độ ẩm và lượng nước mưa lý tưởng để phát triển các cây nông nghiệp lúa nước.
Điều kiện tự nhiên
Khi nhắc đến các tỉnh miền Nam, ta không thể quên hệ thống sông ngòi của sông Cửu Long. An Giang là tỉnh đầu nguồn của con sông này nên tỉnh có một hệ thống giao thông đường thủy rất đặc biệt và chiếm ưu thế. Giao thông của tỉnh An Giang đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tự do mậu dịch, du lịch và kinh tế đất nước. Vì không chỉ đường thủy, đường bộ tỉnh An Giang cũng được đầu tư đúng mức, cộng thêm lợi thế nằm ở cửa khẩu biên giới giáp Lào và Campuchia nên An Giang là đầu tàu của các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long hội nhập với các tỉnh khác, với các quốc gia khác như các quốc gia Đông Nam Á.
Tìm hiểu thêm về bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng như giao thông kết nối đến TP Hồ Chí Minh tại đây: https://bandothegioikholon.com/tim-hieu-ban-do-ranh-gioi-cac-quan-tphcm/
Cũng do là nơi đầu nguồn của sông Cửu Long nên An Giang có trữ lượng nước dồi dào, kể cả nước ngầm. Hai nhánh sông chính của tỉnh An Giang là sông Tiền và sông Hậu với lưu lượng nước chảy vô cùng xiết, chiều dài của sông hơn 100 km. Từ sông Tiền và sông Hậu lại tách ra thành hệ thống sông ngòi chằng chịt với hơn 250 tuyến sông, chưa tính các rạch và kênh nước lớn nhỏ, nhân tạo và tự nhiên. Nhiều khu vực mật độ sông nước dày đến mức chiếm 70% diện tích khu vực. Điều này đem đến nhiều giá trị kinh tế, đất đai phì nhiêu dễ trồng trọt, dễ chăn nuôi thủy hải sản nhưng đồng thời cũng dễ mang đến thiên tai, lũ lụt làm thiệt hại mùa màng, cơ sở vật chất, nhà cửa của người dân.
Bản đồ An Giang cũng thấy được các loại đất trong tỉnh. Trong đó, tỉnh An Giang có 6 nhóm đất. Nhóm đất chiếm nhiều diện tích nhất là đất phù sa, kế đến là đất phù sa có chứa phèn, nhóm đất phát triển tại chỗ và các loại đất phù sa lâu đời khác.
Tìm hiểu những địa phương của An Giang
Khi nhìn vào bản đồ hành chính tỉnh An Giang, bạn có thể nhìn bao quát và có thông tin cụ thể về địa phận, dân cư của các đơn vị hành chính tỉnh này. Hiện tại, tỉnh An Giang được chia thành 11 đơn vị lớn, bao gồm:
Hai thành phố : thành phố Long Xuyên 253 nghìn người và thành phố Châu Đốc 157 nghìn người.
Một thị xã: thị xã Tân Châu với dân số 172 nghìn người, dưới là 5 phường và 9 xã.
Tám đơn vị cấp huyện bao gồm: huyện An Phú, huyện Châu Phú, huyện Châu Thành, huyện Chợ Mới, huyện Phú Tân, huyện Thoại Sơn, huyện Tịnh Biên, huyện Tri Tôn. Trong đó huyện Châu Phú là huyện lớn nhất, đông dân cư nhất với dân số 253 nghìn người và huyện Tịnh Biên là nhỏ nhất.
Một số loại bản đồ hành chính tỉnh An Giang cho bạn biết về kinh tế của vùng
Nhìn vào bản đồ tỉnh An Giang, ta nhận thấy ngành nghề chính của dân cư tỉnh này là làm ruộng, thủy hải sản, … và các ngành liên quan thủ công như dệt, chạm khắc, làm mộc.
Các vùng ngập nước, đa số dân cư chỉ có thể sống bằng nghề chài lưới, săn bắt cá tôm. Từ vùng Tân Châu, Chợ Mới, mức nước ngập ít, các ngành nghề thủ công mới phát triển. Nghề dệt phát triển nhất với những làng nghề kèm theo như nuôi tằm, ươm tơ, dệt trực tiếp. Sau đó là nghề Mộc, ngày nay nghề Mộc ở Chợ Mới tỉnh An Giang được nổi tiếng khắp miền Tây Nam Bộ với độ tinh xảo, phức tạp, mang tính nghệ thuật cao.
Ở khu vực gần hơn biên giới Campuchia là vùng đồi núi, nơi đây đã phát triển thành nghề khai thác đá. Không dừng lại ở khai thác đá mà còn phát triển thành các ngành thủ công, từ đơn giản như chế biến các vật dụng gia đình bằng đá cho đến mặt hàng trang sức đá quý tinh xảo.
Những ai ở tỉnh An Giang hay yêu vùng quê hương sông nước có tìm hiểu mới biết hiểu rõ về con người, về kinh tế của vùng. Với sức ép của dân số tăng nhanh, việc sống nhờ khai thác tài nguyên thiên nhiên dần trở nên đe dọa môi trường sinh thái nên việc lựa chọn những ngành công nghiệp mới, ngành nghề khác đưa vào để phát triển tỉnh An Giang là vô cùng cần thiết.
Xem thêm bài viết :
Qua bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đôi nét tổng quan về An Giang. Để tìm hiểu sâu hơn về An giang, bạn nên tìm cửa hàng bán bản đồ, để lựa chọn cho mình những tấm bản đồ thực tế, sẽ giúp ích cho bạn trong vấn đề đánh dấu địa điểm và ghi chú thêm các thông tin cần thiết. Một cửa hàng bán bản đồ Việt Nam cũng như bản đồ thuộc các tỉnh thành cả nước mà tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Hãy click vào đây: http://bandohanhchinh.com/