ban do tinh phu tho

Bản Đồ Tỉnh Phú Thọ Về Du Lịch Và Quy Hoạch

Nhắc đến Phú Thọ ai ai cũng biết đây là mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam với truyền thống văn hóa lâu đời gắn liền lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ ngàn đời xưa các Vua Hùng đã chọn nơi đây làm đất khởi nghiệp dựng nước, xây dựng nhà nước Văn Lang (nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam). Bản đồ tỉnh Phú Thọ dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vùng đất anh hùng này.

Tìm hiểu bản đồ tỉnh Phú Thọ

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Phú Thọ là 3.532,9493 km², chiếm 1,5% diện tích cả nước.

Vị trí địa lý: Quan sát bản đồ miền Bắc bạn sẽ thấy Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc nước ta, vị trí nằm ngay trung tâm của vùng, là cửa ngõ và cầu nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Phú Thọ giáp với thành phố Hà Nội theo hướng Tây Nam và tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng Đông Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Thanh Thuỷ – Hà Giang hơn 200km, cách cảng Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km. Phú Thọ còn là nơi hợp l­­ưu của 3 con sông lớn: Sông Hồng, sông Đà và sông Lô.

ban do tinh phu tho

Địa hình: quan sát bản đồ tỉnh Phú Thọ ta có thể thấy địa hình được chia thành 2 tiểu vùng chủ yếu đó là:

+ Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh Phú Thọ, loại địa hình này chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê. Ở đây có nhiều tiềm năng phát triển về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản.

+ Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền Sông Đà, sông Hồng và sông Lô. Nơi đây thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả , cây nguyên liệu giấy, thích hợp phát triển lương thực, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển công nghiệp,…

Khí hậu: Phú Thọ mang đặc trưng kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm. Khí hậu này phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cây trồng, vật nuôi nhất là cây dài ngày và gia súc.

Dân số: Dân số tỉnh Phú Thọ khoảng 1,4 triệu ngư­ời, có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống.

Đơn vị hành chính: Tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 1 thành phố Việt Trì – đây là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá của tỉnh, 1 thị xã Phú Thọ và các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao và huyện Phù Ninh.

>> Ngoài bản đồ tỉnh Phú Thọ, bạn cũng có thể tham khảo danh sách mẫu bản đồ của các tỉnh thành khác tại đây: https://bandothegioikholon.com/Ban-Do-Kho-Lon/ban-do-hanh-chinh-va-cac-tinh/

Bản đồ du lịch tỉnh Phú Thọ

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Phú Thọ vẫn giữ được dấu ấn của những buổi đầu dựng nước của dân tộc Việt Nam. Với hệ thống các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú với 1.372 di tích lịch sử văn hóa (trong đó Khu di tích Đền Hùng là Di tích quốc gia đặc biệt) và hệ thống các lễ hội dân gian, loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng đất Tổ (trong đó hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới). Bạn có thể tìm mua bản đồ Việt Nam để biết các địa danh du lịch cũng như các di tích nổi tiếng của cả nước.

Phú Thọ còn là tỉnh giàu tài nguyên du lịch tự nhiên với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú như: mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy với trữ lượng lớn và khả năng dưỡng bệnh tuyệt vời; Vườn quốc gia Xuân Sơn với hệ thống hang động, cảnh quan thiên nhiên phong phú, hệ động thực vật đa dạng; hay đầm Ao Châu.

Phú Thọ như hình ảnh thu nhỏ của giang sơn gấm vóc Việt Nam. Vùng đất cội nguồn của quốc gia dân tộc có vị thế sơn chầu thuỷ tụ, có tài nguyên, nguồn sống dồi dào làm tiền đề cho kinh tế xã hội phát triển, trong đó du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng khai thác tốt các tiềm năng để góp phần kiến thiết quê hương thêm giàu đẹp, đồng thời bảo vệ cảnh quan môi trường, danh lam thắng cảnh và di tích để phát triển du lịch một cách bền vững.

ban do du lich tinh phu tho

Bản đồ quy hoạch tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

  • Mục tiêu tổng quát:

+ Nâng cấp các Đô thị hiện có, xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội, đô thị loại I; nâng cấp thị xã Phú Thọ thành đô thị loại III; nâng cấp một số thị trấn lên thị xã.

+ Phát triển các thị trấn, thị tứ mới, đặc biệt với các huyện, các xã miền núi của tỉnh.

+ Tạo cơ sở pháp lý để lập, quản lý quy hoạch xây dựng Đô thị, thu hút các nguồn vốn đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia.

  • Mục tiêu cụ thể:

+ Xây dựng thành phố Việt Trì thành đô thị loại I vào năm 2015; thị xã Phú Thọ lên đô thị loại III năm 2010; mở rộng và nâng cấp thị trấn Thanh Ba, Thanh Sơn, Phong Châu lên đô thị loại IV trước năm 2020.

+ Đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang các đô thị: Thị trấn Đoan Hùng, Hạ Hòa, Sông Thao, Lâm Thao, Hùng Sơn, Hưng Hóa, Yên Lập.

+ Xây dựng các đô thị mới tại các huyện.

+ Phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh xây dựng được 68 thị tứ.

+ Định hướng đến năm 2020 hệ thống đô thị của tỉnh có 22 đô thị, trong đó 5 đô thị trung tâm cấp tỉnh, 11 đô thị trung tâm và 6 đô thị chuyên ngành cấp huyện

>> Bạn cũng có thể tìm mua bản đồ quy hoạch các tỉnh thành khác để biết kế hoạch sử dụng đất của từng tỉnh trong thời gian tới

 

ban do quy hoach tinh phu tho

Thông qua các loại Bản đồ tỉnh Phú Thọ người xem có thật nhiều thông tin thú vị về vùng đất lịch sử vẻ vang này. Đây là mảnh đất cội nguồn, vùng đất tổ của dân tộc Việt Nam. Nơi đây có nhiều tiềm năng thu hút khách du lịch đến tham quan, khám phá lịch sử nước nhà với các đền thời Vua Hùng cũng như các hệ thống di tích lịch sử. Đặc biệt khi đến với Phú Thọ, du khách có cơ hội tham gia nhiều lễ hội đặc sắc và độc đáo.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *