Đến với Lạng Sơn – nơi địa đầu Tổ quốc bạn sẽ được thấy một miền quê Việt Nam thanh bình, giàu tiềm năng, giàu lòng mến khách, đang vươn lên hoà nhập vào xu thế phát triển chung của đất nước và thời đại. Sau đây cùng xem bản đồ tỉnh Lạng Sơn để hiểu hơn về vùng đất này.
Giới thiệu bản đồ tỉnh Lạng Sơn
Lạng Sơn là một trong 13 tỉnh đầu tiên được vua Minh Mạng thành lập ở Bắc Kỳ. Bản đồ tỉnh Lạng Sơn dưới đây sẽ giúp bạn có nhiều thông tin tổng quan về Lạng Sơn.
Vị trí địa lý: Quan sát tổng quan từ bản đồ Việt Nam bạn sẽ thấy Lạng Sơn phía bắc giáp với Cao Bằng, phía đông bắc giáp quốc gia Trung Quốc, phía nam giáp Bắc Giang, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía tây giáp Bắc Kạn và phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên. Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có 4 cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình), Bình Nghi (Huyện Tràng Định), Tân Thanh (Huyện Văn Lãng), Cốc Nam (Huyện Cao Lộc) và 7 phiên chợ biên giới với Trung Quốc.
Địa hình: nhìn vào bản đồ tỉnh Lạng Sơn bạn sẽ thấy địa hình Lạng Sơn chủ yếu là đồi núi, chiếm 80% diện tích toàn tỉnh. Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi với độ cao trung bình 252 m so với mực nước biển. Nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn. Bạn có thể tìm mua bản đồ miền Bắc để biết thêm thông tin địa hình của các tỉnh trong khu vực này.
Khí hậu: Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền Bắc nước ta. Do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến đổi nhanh của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng. Nên khí hậu Lạng Sơn phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều, điển hình như mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, còn mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Hướng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn chịu sự chi phối mạnh bởi các yếu tố hoàn lưu và sự biến dạng của địa hình.
Đất đai: Theo thống kê năm 1995, diện tích đất tự nhiên là 818.725 ha. Trong đó: đất nông nghiệp là 64.630,61 ha chiếm 7,59%; đất lâm nghiệp có rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) là 172.635,01 ha chiếm 21,08%; đất chuyên dùng là 10.787 ha, chiếm 1,33%; đất ở là 4.611,48 ha, chiếm 0,56%; đất chưa sử dụng và các loại đất khác là 565.969,7 ha chiếm 69,13%. Đất đai Lạng Sơn được chia thành 7 vùng với 16 tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng gồm 43 loại đất khác nhau phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.
Khoáng sản: Trong địa phận tỉnh Lạng Sơn, phổ biến nhóm khoáng sản kim loại gồm có kim loại đen (sắt, măng gan), kim loại màu (nhôm, quặng bô xít, quặng alít, đồng, chì, kẽm,…), kim loại quý như vàng và kim loại hiếm (thiếc, thủy ngân…); nhóm khoáng sản phi kim loại gồm có khoáng sản nhiên liệu (than nâu, than bùn); khoáng sản dùng làm nguyên liệu áp quang và áp điện (thạch anh kỹ thuật); khoáng sản dùng làm nguyên liệu và phân bón; khoáng sản dùng làm vật liệu xây dựng. Không giống như miền Bắc, miền Nam có những đặc điểm tự nhiên hoàn toàn khác. Để tìm hiểu kỹ hơn bạn có thể tìm mua bản đồ miền Nam tại các cửa hàng bán bản đồ trên toàn quốc để biết thêm thông tin.
Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn
Theo cục Thống Kê của tỉnh Lạng Sơn năm 2012, ước tính dân số cả tỉnh có khoảng 745 nghìn người. Trong đó nam là 372 nghìn người, chiếm 49,95% tổng dân số cả tỉnh; nữ là 373 nghìn người chiếm 50,05 %. Dân số khu vực thành thị 143,3 nghìn người chiếm 19,22 %; dân số khu vực nông thôn 602,1 nghìn người chiếm 80,7%.
Giống như các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, Lạng Sơn là tỉnh có các dân tộc ít người chiếm số đông (84,74% tổng số dân của tỉnh). Là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó người Kinh chiếm 15,3%, người Nùng chiếm 43,9%, người Tày 35,3%, các dân tộc này tập trung phần lớn ở các thị xã, thị trấn; người Dao chiếm 3,5%, dân tộc Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,4%.
Về đơn vị hành chính thì bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn cũng thể hiện rõ, gồm 1 thành phố Lạng Sơn và 10 huyện đó là Tràng Định (1 thị trấn, 22 xã), Văn Lãng (1 thị trấn, 19 xã), Văn Quan (1 thị trấn, 23 xã), Bình Gia (1 thị trấn, 19 xã), Bắc Sơn (1 thị trấn, 19 xã), Hữu Lũng (1 thị trấn, 25 xã) , Chi Lăng (2 thị trấn, 19 xã), Cao Lộc (2 thị trấn, 21 xã), Lộc Bình (2 thị trấn, 27 xã) và huyện Đình Lập (2 thị trấn, 10 xã). Như vậy, Lạng Sơn có tổng cộng 226 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 207 xã, 5 phường và 14 thị trấn.
>> Danh sách các mẫu bản đồ hành chính các tỉnh trên cả nước: http://bandotreotuongkholon.com/Ban-Do-Kho-Lon/ban-do-hanh-chinh/
Qua nghiên cứu bản đồ tỉnh Lạng Sơn ta thấy Lạng Sơn có nhiều tiềm năng về khoáng sản, nông lâm sản nổi bật là hoa hồi, có tiềm năng du lịch và thương mại tạo điều kiện thu hút khách du lịch. Đến với Lạng Sơn du khách có nhiều cơ hội khám phá danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, với nhiều di tích lịch sử với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt Lạng Sơn có di tích văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Mai Pha, tất cả tạo ra những tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn. Hãy đến với Lạng Sơn – nơi có sức cuốn hút lạ kỳ với du khách.